Bún bò Huế vốn là món ăn có gốc từ Cung đình Huế thời xưa và giờ đây trở thành món ăn quen thuộc của người dân Huế. Qua thời gian món bún bò Huế có thể thay đổi nhưng vẫn hội tụ đủ tinh hoa ẩm thực Cố đô. Du lịch đến Huế, du khách không thể bỏ qua món bún bò nổi tiếng thơm ngon và nóng hổi. Anthony Bourdain – một đầu bếp nổi tiếng của Mỹ cũng phải thốt lên rằng: “Bún bò Huế chính là món ‘súp’ ngon nhất mà tôi từng được thưởng thức”. Nguyên liệu chính nấu bún bò Huế là giò heo, chả, thịt bắp, thịt bò và chất tạo màu cho nước dùng. Bí quyết làm nên sức hấp dẫn của món bún bò Huế là nước dùng. Nước dùng ngon đòi hỏi người nấu phải biết cách kết hợp giữa mắm ruốc, nước xương và gia vị tạo nên nét đặc trưng của món bún bò Huế. Thưởng thức bún bò Huế cùng với hoa chuối, rau húng, giá… vắt thêm chút chanh cùng vài lát ớt ngon xuýt xoa.
Vậy quán bún bò Huế nào ngon, đúng vị và có giá cả hợp lý? Hãy tham khảo ngay những địa chỉ ăn bún bò Huế ngon nhất dưới đây:
* Bún bò bà Tuyết - Địa chỉ: 47 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Huế, Huế
* Bún bò ông Vọng - Địa chỉ: 5 Nguyễn Du, Thành phố Huế, Huế
* Bún bò o Bê - Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế, Huế
* Bún bò Cây Gòn - Địa chỉ: 250 Nguyễn Sinh Cung, tp Huế, Huế - Địa chỉ:
* Quán bún bò Huế Cẩm - Địa chỉ: 45 Lê Lợi, Thành phố Huế, Huế
* Quán bún bò Bà Rớt - Địa chỉ: Hà Nội, Thành phố Huế, Huế * Quán bún Mệ Kéo - Địa chỉ: 20 Bạch Đằng, Thành phố Huế, Huế
* Quán bún o Phượng - Địa chỉ: 24 Nguyễn Khuyến, Thành phố Huế, Huế
Khi nhắc đến Huế, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món Cơm hến. Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế, rất phổ biến và được bày bán từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố cho đến những nhà hàng sang trọng khắp thành phố Huế. Để chuẩn bị hến cho món ăn, trước tiên hến phải được ngâm nước gạo một thời gian để thải bùn đất, rửa sạch, và luộc cho đến khi hến mở vỏ. Sau đó, lấy nước luộc để lắng và đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai yếu tố quan trọng trong cơm hến, bên cạnh đó còn không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. Các thành phần khác bao gồm cơm trắng để nguội, khế chua hoặc xoài chua, rau thơm, dọc mùng hay còn gọi là môn bạc hà, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, tiêu, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao dầu. Tất cả các thành phần này đều để nguội, chỉ có nước hến được giữ nóng sôi.
Món ăn đơn giản nên hình thức trình bày cũng không tốn nhiều thời gian. Người ta cho rau thập cẩm vào tô, trộn với vài ba muỗng canh đầy hến xào. Chan nước luộc hến nóng vào tô. Nêm các loại gia vị chuẩn bị sẵn như tóp mỡ, muối, ruốc, mè, ớt và trộn đều. Cho cơm để nguội vào tô nước hến có đủ rau và gia vị. Để trộn cơm hến, người ta cho tất cả các thành phần trên vào tô, sau đó chan một chút nước hến vào, có thể nêm nếm lại lượng gia vị cần thêm bớt cho hợp với khẩu vị của từng người. Cơm hến thường được ăn kèm với ớt thật cay mới đúng vị; còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô (tức là không chan nước hến khi ăn). Ngoài ra, còn có những món cải biên như bún hến và mì hến để đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng của thực khách đến Huế.
Cơm hến, bún hến hiện có giá dao động từ 12,000VNĐ – 15,000VNĐ/tô.
Một số địa chỉ cơm hến ngon và gần trung tâm thành phố Huế:
* Cơm hến Lành - Địa chỉ: 38 Ngô Gia Tự, Thành phố Huế, Huế
* Cơm hến Đập Đá - Địa chỉ: 1 Hàn Mặc Tử, Thành phố Huế, Huế
* Cơm hến Bé Liêm - Địa chỉ: 64 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Huế, Huế
* Quán Hoa Đông - Địa chỉ: số 64 kiệt 7 Ưng Bình, P.Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Huế
* Cơm bến Bà Cam - Địa chỉ: 49 Tùng Thiện Vương, Thành phố Huế, Huế
“Muốn ăn cơm dĩa trữ tình,
Có quán Âm Phủ ma rình phía sau”
Cơm Âm phủ có "tuổi đời" đến nay đã hơn 100 năm kể từ năm 1916 tuy nhiên sức hút của món ăn này thì không vì thế mà hạ nhiệt, trái lại, vẫn luôn gây sự tò mò khám phá của biết bao du khách gần xa khi ghé Huế. Tương truyền đây là món ăn được vua nhà Nguyễn đặt tên trong một lần vi hành. Tuy nhiên, cơm Âm phủ thực ra là cơm thập cẩm với các nguyên liệu khác nhau như thịt heo quay, thịt nướng, chả, tôm cháy, dưa leo bóp... được bày biện vô cùng đẹp mắt. Món cơm Âm phủ Huế truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc: vài miếng thịt heo luộc; vài lát chả lụa Huế; một quả trứng đánh tơi được chiên vàng ruộm; vài con tôm; chút nem chua điểm thêm dưa gang, quả cà chua, ngò. Tất cả được xắt sợi rồi xếp thành từng phần vây quanh chén cơm trắng ở giữa. Những thành phần này khi kết hợp sẽ đan xen vào nhau lại tạo nên một hương vị hấp dẫn đến lạ thường. Cơm Âm phủ - món ăn dân dã nhưng được bày biện tỉ mỉ, công phu. Bởi vậy, món ăn hấp dẫn tất cả mọi người, không phân biệt hèn sang...
Quán cơm âm phủ Huế nổi tiếng mà Khám phá Huế muốn giới thiệu đó là:
* Quán cơm âm phủ Huế - Địa chỉ: Số 35 đường Nguyễn Thái Học,Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 40.000 – 50.000 VNĐ/suất.
* Cơm Huế - Địa chỉ: 29, Lương Văn Can, P. An Cựu, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VNĐ/suất.
* Quán cơm 54 - Địa chỉ: 54 Phan Chu Trinh, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VNĐ/suất.4. Cơm niêu Huế
Cơm niêu là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Cơm niêu là phương thức làm cơm có lẻ rất gần gũi với người Việt Nam. Cơm thay vì được nấu bằng nồi, thì sẽ được nấu bằng các niêu nhỏ. Cơm niêu được đông đảo những người yêu hương vị ẩm thực dân dã truyền thống "ghiền" bởi nó được nấu trong nồi niêu khiến chi những hạt cơm sẽ ngon hơn, dẻo hơn và thơm hơn đã khiến không ít thực khách nhớ hương vị cơm niêu mà tìm kiếm những địa điểm có thể ăn được món cơm niêu hấp dẫn. Cơm niêu Huế được ăn cùng các món ăn nổi tiếng của Huế như tôm rim, sườn rim, cá dìa, cá nâu, cá hấp mồng tơi… Ngày nay để gìn giữ cũng như phát triển hình thức cơm niêu Việt mà có rất nhiều nhà hàng nấu cơm niêu và phục vụ cơm niêu rất chất lượng.
Ở Huế có những quán cơm niêu ngon và đông khách. Tùy vào số lượng thực khách để lựa chọn phần ăn phù hợp với giá tham khảo từ 50,000VNĐ – 200,000VNĐ. Khám phá Huế xin giới thiệu một số địa chỉ phục vụ cơm niêu để thực khách có thể đến và thưởng thức:
* Cơm niêu Nguồn - Địa chỉ: 5 Trần Quang Khải, Thành phố Huế, Huế
* Cơm niêu Chạn - Địa chỉ: 01 Nguyễn Thái Học, Thành phố Huế, Huế
* Cơm niêu Nhà hàng Không Gian Xưa - Địa chỉ: Cs1: 205 Điện Biên Phủ - Cs2: 98 Minh Mạng - Cs3: 76 Lê Lợi, Thành phố Huế, Huế
* Cơm niêu Khải Hoàn: 90 Lê Lợi, Thành phố Huế, Huế - Địa chỉ:
* Cơm niêu Cá Bống - Địa chỉ: 39 Nguyễn Thái Học, Thành phố Huế, Huế
* Cơm niêu Gia Đình - Địa chỉ: 26 Bến Nghé, TP Huế - 38 Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Huế, Huế * Cơm niêu Gạo - Địa chỉ: 60 Hai Bà Trưng, Thành phố Huế, Huế
Bánh nậm là một loại bánh dân dã nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế cùng với bánh bèo và bánh bột lọc. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km. Khi xưa, những người phụ nữ đã dùng bột gạo, tôm, tép giã nhuyễn để làm nên chiếc bánh nậm. Sau này, món bánh ngày càng phổ biến ở làng Nam Phổ. Với hương vị thơm ngon, người dân đã làm bánh và mang đi giao thương khắp các đường phố cho đến kinh thành Huế. Vẻ ngoài của chiếc bánh nậm khá giống với bánh bột lọc vì cả hai đều được gói trong lá chuối. Tuy nhiên, khác với màu trong suốt nhìn thấu phần nhân của bánh bột lọc, bánh nậm có màu trắng đặc trưng của bột gạo với lớp nhân trải đều lên mặt trên trông vô cùng hấp dẫn. Độ dày của chiếc bánh chỉ khoảng 1cm và được làm từ bột gạo, tôm, thịt và được người làm bánh khéo léo bọc cẩn thận bởi lá chuối. Chính vì vậy, bánh nậm Huế không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt.
Bánh nậm thường được dùng chung với nước mắm ớt pha loãng, có vị hơi ngọt. Khi thưởng thức, thông thường mọi người lột bánh ra, trải lên đĩa và để nguyên phần lá gói. Với cách làm này, mùi hương của lá chuối sẽ giúp người ăn cảm thấy đỡ ngấy hơn. Không những vậy, khi ăn bánh nậm dùng chung với một số thực phẩm khác như chả cốm, thịt viên nướng, chả bò, giò tai luôn mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Bánh bột lọc Huế được biết tới là một món ăn rất đặc trưng của Huế. Bánh bột lọc Huế không chỉ được coi là món ăn vặt mà còn là món ăn cơm hay bữa chính trong ngày. Loại bánh này phổ biến ở nhiều địa phương, tuy nhiên, chỉ khi ăn tại Huế, bạn mới cảm nhận được vị ngon đặc trưng, đúng điệu của miền Trung. Bánh bột lọc nhân tôm thịt, vỏ ngoài dai dai mềm mềm đã khiến bao du khách cảm thấy nhớ mãi.
Nguyên liệu chính được dùng chế biến món đặc sản này đó chính là bột năng, tôm và thịt heo. Phần bột năng sẽ được làm từ loại gạo ngon nhất, tôm tươi sẽ được rửa sạch, để nguyên vỏ để lúc hấp bánh tôm sẽ có màu đỏ đẹp mắt. Nhân của món ngon xứ Huế này sẽ có cả phần thịt heo kho rim. Vị giòn giòn thơm thơm của tôm, hoà quyện cùng thịt heo sẽ giúp cho bánh thêm phần đậm đà. Đặc biệt, nước chấm bánh sẽ tận dụng luôn phần nước xào nhân tôm còn trong chảo.
Ở Huế sẽ có hai loại bánh bột lọc, đó là bánh bột lọc Huế không cần lá chuối và một loại được gói bằng lá chuối. Phần bột bánh sau khi pha, nặn thì cho phần nhân tôm thịt vào, sau đó gói trong lá chuối và mang đi hấp. Mỗi chiếc bánh bột lọc ngon khi bóc phải trong suốt, bột không bị dính hay đọng vào lá. Khi thưởng thức, bánh phải có độ dai dai mềm mềm của bột mì và vị đậm đà của nhân thịt tôm thì mới đạt tiêu chuẩn.
Bánh bèo Huế là một món ăn truyền thống, rất phổ biến Huế và được ưa thích bởi vị ngọt thanh của bánh kết hợp với vị mặn của nhân. Bánh được làm từ bột gạo và có hình dạng tròn, phẳng như chiếc lá sen. Bên trên bánh có nhân tôm khô, hành phi và nước chấm được làm từ tương, đường, nước mắm, chanh và tỏi. Để làm bánh bèo, người ta đầu tiên phải trộn bột gạo với nước, sau đó cho vào chảo nước sôi và đậy nắp để hấp trong khoảng 1-2 phút. Sau đó, bánh bèo được xếp lên đĩa và trang trí với các nguyên liệu như thịt heo, tôm khô và hành phi.
Nếu có dịp ghé thăm Huế, bạn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức các món bánh truyền thống này nhé. Các địa chỉ sau đây Khám phá Huế gợi ý đến bạn:
Chắc ai đến Huế đều bị ấn tượng bởi tô bánh canh đặc quánh màu cam đỏ, nhiều chả cua được các dì, các O nhanh tay múc thoăn thoắt từ gánh hàng rong. Trong danh sách bánh canh ngon ở Huế phải kể đến đầu tiên là bánh canh Nam Phổ. Bánh canh Nam Phổ là món hàng rong gia truyền của làng Nam Phổ, một làng quê của Huế cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Nhiều gia đình ở đây cũng không biết từ bao giờ mà món ăn này lại trở thành nghề gia truyền của mình qua biết bao nhiêu thế hệ, từ mẹ truyền cho con gái, con dâu và cho đến bây giờ vẫn giữ được hương vị thơm ngon của một tô bánh canh nam phổ đúng vị. Tuy nằm thuộc món ăn bình dân, giản dị nhưng bánh canh Nam Phổ được làm tỉ mỉ, tốn nhiều công lắm. Để mang đến những tô bánh canh ngon ngọt, thơm đậm đà, người nấu phải chọn loại gạo ngon được xay nhuyễn mịn ra. Hơn thế nữa, trong quá trình nhào bột, làm sao cho sợi bánh vừa đạt độ mềm, vừa dai. Nếu làm không khéo coi như nồi bánh canh đó hỏng hết (bột lỏng, không sệt). Còn tôm với cua thì phải mua thật tươi để khi nấu hoặc giã nát có vị ngọt tự nhiên. Đến khi thịt tôm, cua cho vào nồi nước dùng hơi sánh lại thì người ta cho thêm ít màu hạt điều rồi nêm gia vị vừa ăn. Để thưởng thức món bánh canh Nam Phổ Huế ngon này, thực khách phải ăn khi bát bánh canh còn đặc quánh, nóng hổi vì khi món ăn bị nguội sẽ làm giảm đáng kể độ ngon, hấp dẫn vốn có.
Bánh canh Nam Phổ được ăn kèm với nước mắm Huế đặc trưng cộng thêm vài lát ớt xanh thơm nồng vào những ngày trời se se lạnh thì còn gì bằng nữa. Ngồi ăn múc từng thìa bánh canh bạn mới có thể cảm nhận rõ rệt từng sợi bánh canh mềm mềm tan chảy trong miệng hòa quyện với vị ngọt của tôm cua, một chút vị cay cay của ớt xanh, hương vị đặc trưng riêng có của mảnh đất Thần Kinh.
Một số quán bán bánh canh Nam Phổ ngon được nhiều người biết đến ở Huế:
* Quán Thúy - Địa chỉ : 16 Phạm Hồng Thái, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa : 12h00 – 20h00 | Giá : 20.000VNĐ – 30.000VNĐ
* Mệ Dư - Địa chỉ : Nam Thượng, xã Phú Thượng, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa : 15h00 – 18h00 | Giá : 10.000VNĐ – 15.000VNĐ
* Bánh canh Nam Phổ O Hằng - Địa chỉ : 16 Hà Huy Tập, P.Xuân Phú, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa : 13h00 – 21h00 | Giá : 10.000VNĐ – 30.000VNĐ.
* Gánh bánh canh Nam Phổ O Thu - Địa chỉ : 374 Chi Lăng, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa : 15h00 – 18h00 | Gía : 10.000VNĐ – 20.000VNĐ
* Quán bánh canh Nam Phổ Bé Huế - Địa chỉ : 179 Xuân 68, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa : 14h00 – 18h00 | Gía : 15.000VNĐ – 20.000VNĐ
9. Bánh Khoái Huế
Bánh khoái là món bánh chiên đặc biệt của cố đô Huế. Cách thực hiện giống món bánh xèo Nam bộ nhưng dạng bánh khác nhau. Bánh khoái hình tròn theo dạng khuôn đổ (loại chảo gang nhỏ, đáy bằng, đường kính độ 15cm, thành chảo cao khoảng 2 – 3cm). Trong khi bánh xèo được đổ thành một lớp mỏng tròn rộng, sau khi chín vàng được gấp đôi lại thành hình bán nguyệt, để phủ nhân bên trong. Bánh được ăn kèm với rau sống và nước chấm hoặc nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng (bánh xèo). Nhân bánh gồm có tôm sông, giò sống, trứng gà, thịt ba chỉ là thứ ai cũng có thể bắt chước; Bột bánh được pha theo tỉ lệ phù hợp để khi tráng bánh vừa giòn, vừa thơm, vừa dẻo. Bánh Khoái ngon còn nhờ bí quyết pha bột và nước lèo được làm từ hơn 10 gia vị: tương đậu nành, đậu phộng, mè, gan, thịt heo, nước ruốc…tạo nên thứ nước chấm sền sệt mà thực khách khi đến với Huế đều không khỏi xuýt xoa về sự khéo léo, tinh tế của người đầu bếp.
Bánh khoái khi chiên xong có màu vàng rộm, được gập đôi lại để trên chiếc đĩa sứ trắng tinh, nghi ngút khói. Có thêm màu xanh của rau xà lách, rau thơm, màu trắng của giá, vàng kem của trái vả, màu vàng của trái khế ngọt, thật đẹp mắt. Cắn một miếng, bánh giòn tan trong miệng, thực khách có thể cảm nhận cùng một lúc vị béo, ngọt, bùi, chua, chát, the…, không “khoái” sao được!
Các quán bánh khoái, nem lụi được nhiều thực khách lựa chọn:
* Bánh khoái Lạc Thiện - Địa chỉ: 6 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 0234 3527 348
* Bánh khoái Hạnh - Địa chỉ: 11 Phó Đức Chính, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 035 830 6650 * Bánh khoái Hồng Mai - Địa chỉ: 110 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: (84-543) 535046
* Bánh khoái Tài Phú - Địa chỉ: 02 Điện Biên Phủ, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 091 342 51 65
* Bánh khoái Thu Sương - Địa chỉ: 86 Kim Long, Thành phố Huế, Huế
* Bánh khoái chị Hoa - Địa chỉ: 27 Mai Thúc Loan, Thành phố Huế, Huế
10. Bánh ép Huế
Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm Cố đô. Bánh ép Huế xuất hiện hầu như mọi con phố. Du khách đến Huế dễ dàng bắt gặp các quán bánh ép ở ven đường hay trong từng con phố nhỏ bởi tính phổ biến của món ăn vặt được nhiều thành phần người Huế yêu thích và lựa chọn.
Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá… Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng…Tất cả hòa lẫn tạo một hương vị rất riêng của bánh ép. Món ăn “gây nghiện” đến mức khách chưa ăn hết cái này đã phải gọi cái khác, rồi họ xếp chồng những chiếc đĩa xanh lên thật cao. Khi thanh toán, chủ quán chỉ việc đếm số đĩa rồi tính tiền. Việc đếm dĩa, so sánh với bạn bè xem ai ăn được nhiều hơn cũng là thú vui của người ăn bánh ép.
Dưới đây là top 6 quán bánh ép ngon ở Huế mà Khám phá Huế xin giới thiệu đến quý du khách khi đặt chân đến Huế và muốn thưởng thức hương vị đặc trưng của bánh ép Huế.
* Bánh ép Gia Di - Địa chỉ: Số 04 Phùng Chí Kiên, Thành phố Huế, Huế - Hotline: 023 4629 9799
* Bánh ép Trang - Địa chỉ: Số 03 Lê Viết Lượng, Thành phố Huế, Huế - Hotline: 0702 352 352
* Bánh ép Huệ - Địa chỉ: 116 Lê Ngô Cát, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 0916 927 697
* Bánh ép mụ Ny - Địa chỉ: Số 27 Lê Hồng Phong, Thành phố Huế, Huế - Hotline: 0789 494 404
* Bánh ép 20 Nguyễn Du - Địa chỉ: 20 Nguyễn Du, Thành phố Huế, Huế
* Bánh ép Kiều – Thuận An - Địa chỉ: 04 Lê Sĩ, thị trấn Thuận An, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 078 605 8357
11. Bún giấm nuốc
Bún giấm nuốc là món ăn mang hương vị Cố đô Huế đặc trưng nhất, món ăn mà bạn chẳng thể thưởng thức tại nơi nào khác ngoài xứ kinh kỳ. Bún giấm nuốc gồm bún, đậu phộng, những con nuốc tươi ngon, nước dùng được quán chế biến theo công thức riêng, đặc sánh mà không hề ngán. Thêm vào đó là vài lát thịt heo cắt mỏng, tôm bóc vỏ cuộn tròn, ăn cùng bánh tráng và rau sống tươi rói, tất cả hòa quyện khiến bạn ăn chẳng thể nào ngừng. Khi thưởng thức món bún giấm nuốc, thực khách sẽ lấy đầy một tô rau sống, với đủ các loại xà lách, rau thơm, bắp chuối, ngò… Tiếp theo rải lớp đậu phộng lên trên rồi thêm một chút ruốc, thêm sa tế và cuối cùng tất nhiên là linh hồn của món ăn - phần chân nuốc.
Món bún giấm nuốc ăn ngon khi còn ấm vừa phải, không quá nóng nhưng cũng không lạnh ngắt. Mùi rau thơm nhè nhẹ, nước sốt ngọt đậm đà của hương vị tôm tươi hòa quyện. Hương vị nuốc sần sật ăn cùng bánh tráng giòn tan, vừa kích thích vị giác vừa mang lại những trải nghiệm ẩm thực vô cùng mới mẻ. Bún giấm nuốc ngon hơn khi cho thêm ớt bột, tương ớt vì khẩu vị của người miền Trung và người Huế nói riêng đều rất thích ăn cay
Hiện ở Huế chỉ có 01 quán bán món bún giấm nuốc này
Quán bún giấm nuốc Chi Lăng - Địa chỉ: Số 2 Chi Lăng, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 30.000 VNĐ - 40.000 VNĐ - Giờ mở cửa: 15:00 - 18:00
12. Bún lòng xào nghệ
Bún nghệ là món ăn đặc trưng của Huế, rất được lòng du khách khi đến với mảnh đất kinh kỳ. Tuy chỉ là món ăn bình dân nhưng bún nghệ mang hương vị rất riêng biệt, được chế biến lạ miệng theo khẩu vị của người Huế. Món ăn này được làm từ lòng heo đã được làm sạch kỹ lưỡng, bao gồm gan, lòng non, lòng già và tiết heo luộc. Sau đó, lòng heo được ướp với gia vị và nước nghệ trước khi xào chín. Nước cốt từ nghệ tươi giúp cho món ăn có màu vàng đẹp mắt. Khi khách hàng gọi bún nghệ, người bán sẽ cho bún vào tô, sau đó múc thêm lòng heo xào, thêm một thìa nghệ và một ít rau răm cắt nhỏ. Khách hàng có thể thêm gia vị như sa tế, ớt, nước tương để tăng thêm hương vị.
Một phần bún nghệ ngon sẽ có màu vàng đẹp mắt, sợi bún dai, lòng heo thấm gia vị vừa phải, hương vị hài hòa và mùi nghệ không quá nồng. Thêm chút rau răm sẽ làm món ăn trở nên thơm ngon hơn. Bún nghệ có thể được thưởng thức dễ dàng ở những quán bình dân ở Huế, với giá cả phải chăng và hương vị độc đáo.
* Bún nghệ Trần Quang Khải - Địa chỉ: 19 Trần Quang Khải, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15.000 VNĐ - 20.000 VNĐ | Mở cửa: 12:30 - 19:00
* Bún nghệ O Két - Địa chỉ: 10/154 Bà Triệu, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15.000 VNĐ - 20.000 VNĐ | Mở cửa: 13:00 - 21:00
* Bún nghệ chân cầu Phú Cam - Địa chỉ: Phan Chu Trinh, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 10.000 VNĐ - 15.000 VNĐ | Mở cửa: 13:00 - 18:00
* Bún nghệ Dì Lí - Địa chỉ: Sau Lưng Chợ Bến Ngự, Nguyễn Thiện Kế, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 10.000 VNĐ - 15.000 VNĐ | Mở cửa: 14:00 - 19:00
* Bún nghệ Chợ Đông Ba - Địa chỉ: 02 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15.000 VNĐ - 30.000 VNĐ | Mở cửa: 7:00 - 18:00
Bánh canh cá lóc là một món ăn dân dã, quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của người dân ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Huế. Và Bánh canh cá lóc Thủy Dương không chỉ là món ăn bình dân có mặt ở khắp các con phố, quán xá của Cố đô mà đã trở thành một đặc sản Huế. Để làm ra một tô bánh canh ngon đúng chất đòi hỏi nhiều công phu, bí kíp gia truyền và sự tỉ mẩn của người làm. Bột gạo và cá lóc là hai nguyên liệu chính không thể thiếu để chế biến món bánh canh riêng có này.
Món bánh canh cá lóc là một món ăn cầu kỳ với nước lèo ngọt lịm được nấu từ nước luộc cá và xương, cùng với các gia vị như muối, bột nêm, ruốc và hành hương tím băm nhỏ. Cá lóc tươi mới được chọn và xẻ thành miếng, và lòng cá được om riêng. Nước dùng được hầm kỹ với nhiều xương bò, hành hương tím và các gia vị cần thiết. Khi khách đến, bột được thái thành từng sợi bánh tại chỗ để giữ nguyên hương vị. Món bánh canh cá lóc phải ăn nóng, kèm với các loại thực phẩm như chả ghẹ cua, nem, tóp mỡ, giò bò hoặc trứng cút để làm phong phú khẩu vị.
Khám phá Huế xin giới thiệu một số quán bánh canh cá lóc đặc trưng sau đây:
* Quán bánh canh cá lóc Dì Hương - Địa chỉ: Số 14 đường Lê Thánh Tôn, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 15:00 - 21:00 - Giá tham khảo: 20.000 - 30.000 VNĐ/tô
* Quán bánh canh cá lóc Hải Triều - Địa chỉ: Đường Hải Triều, phường An Cựu, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 06:30 - 21:30 - Giá tham khảo: 15.000 - 30.000 VNĐ/tô
* Quán bánh canh cá lóc Đào - Địa chỉ: Số 156 đường Nguyễn Huệ, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 16:00 - 21:00 - Giá tham khảo: 20.000 - 50.000 VNĐ/tô
* Quán bánh canh cá lóc Mùi - Địa chỉ: Số 111A đường Trường Chinh, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 15:00 - 22:00 - Giá tham khảo: 20.000 - 30.000 VNĐ/tô
* Quán bánh canh cá lóc Dũng - Thủy Dương - Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, thị xã Hương Thủy, Huế - Giờ mở cửa: 07:00 - 13:00; 15:00 - 23:00 - Giá tham khảo: 20.000 - 35.000 VNĐ/tô
Nguồn gốc tên quán: Bánh canh bà Đợi khởi nguồn từ thời gian chế biến của quán cho đến hình ảnh nhiều thực khách phải ngồi đợi lâu rất lâu thì mới có thể được thưởng thức tô bánh canh. Lý do là vào thời điểm đó chưa có nhiều máy móc, kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu chế biến nên quán phải làm toàn bộ bằng thủ công, từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Hơn thế nữa, với bí quyết chế biến riêng, thực khách khi đến ăn, quán mới bắt bếp lên, đổ nước dùng đã ninh sẵn vào nồi nhỏ nấu cho sôi. Còn một nồi bên cạnh thì nấu nước sôi để trụng bánh. Khi bánh chín và nước dùng sôi thì mới cho bánh vào tô. Sau đó, xếp tôm đã được lột sẵn vỏ, chả, huyết đã nấu chín lên phía trên tô, và cuối cùng là cho nước dùng vào. Chính vì lý do đó mà người dân đặt tên quán bà Đợi, còn người xứ Huế lại gọi bằng cái tên rất dân dã, thân thương: bánh canh mụ Đợi. Nếu là lần đầu tiên thưởng thức thì chắc thực khách sẽ khá ngạc nhiên vì tô bánh canh được bưng ra trông rất đơn giản, “mộc mạc, chỉ có chút sợi bánh, hay vài con tôm đỏ au, kết hợp với mấy miếng chả quế trắng đục được đổ ngập nước trong veo thôi. Thế nhưng, sợi bánh canh dai dai, sợi nào sợi nấy thẳng đều tăm tắp lại có vị sền sệt khi kết hợp chung với nước lèo đậm đà, ngọt thơm vị tôm tươi, khiến thực khách phải húp đến giọt cuối cùng.
Điều đặc biết của bánh canh bà Đợi đó là thực khách có thể tự tay tô điểm cho món ăn bằng cách cho thêm hành lá, tiêu đen và ớt đỏ, vừa để món ăn thêm phần bắt mắt, vừa có thể nêm nếm liều lượng phù hợp với khẩu vị của mình. Trứng cút luộc sẵn dọn kèm với tô bánh canh, thực khách có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Một gợi ý đầy chất lượng của các tín đồ sành ăn ở đây là bạn nhớ gọi một chén trứng cút chần trong nước dùng ngon ngọt, bảo đảm càng thưởng thức sẽ càng mê mẩn.
- Địa chỉ: Cs1: 01 Dương Văn An - Cs2: 09 Nguyễn Trãi - Cs3: 110 Trường Chinh, Thành phố Huế, Huế - Điện thoại: 0127 687 8669 | Giở mở cửa: 06:00 – 22:00 - Giá tham khảo: 20,000VNĐ - 30,000VNĐ
Chè Huế không chỉ là một món ăn vặt mà còn là nét văn hóa đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Ban đầu, chè Huế là món ăn Cung Đình và dần trở thành món ăn yêu thích của mọi người dân. Du khách đến Huế có thể tìm thấy quán chè ở mọi nơi, bao gồm nhiều loại chè đậu, chè củ tinh bột và được phân loại thành chè nước và chè đặc. Xứ Huế có đến 36 loại chè khác nhau và chè Huế là món ăn được yêu thích hàng ngày của người dân Huế.
Về chè đậu thì có đậu đen, đậu xanh, đậu ván, đậu ngự (đậu quyên),... Chỉ tính riêng đậu xanh cũng đã có đến mấy loại chè, như chè đậu xanh đánh, chè đậu xanh hột,... chưa kể còn có món kết hợp các nguyên liệu đậu với nhau nữa.
Với các loại củ tinh bột thì có chè bột lọc bọc thịt quay, chè bột lọc bọc dừa, chè môn sáp vàng, chè khoai tía,...Nếu dựa trên trạng thái, chè Huế được phân thành 2 loại, là chè nước và chè đặc. Chè nước là những loại chè có nước, khi nấu không bỏ thêm bột, chẳng hạn như chè đậu xanh hột, chè đậu ngự. Còn chè đặc là chè có cho bột, vì vậy nó có độ dẻo và sánh. Ở Huế còn có những loại chè thanh tao và được chế biến cầu kỳ hơn, chẳng hạn như chè nhãn bọc hạt sen, chè nhãn lồng mà khi xưa chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Và dưới đây là địa chỉ một số quán chè ngon nổi tiếng ở Huế mà thực khách không nên bỏ qua:
* Chè hẻm Huế - Địa chỉ: 17 Hùng Vương, Phú Hội, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15,000 VNĐ – 50,000VNĐ * Chè thạch chợ Đông Ba - Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo, Phú Hoà, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 10,000 VNĐ – 20,000VNĐ * Chè Ông Lạc Huế - Địa chỉ: 36 Thanh Tịnh, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15,000 VNĐ – 20,000VNĐ * Quán Huế Cầm - Địa chỉ: 10 Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15,000 VNĐ – 20,000VNĐ * Quán chè Tý - Địa chỉ: 45 Trần Phú, An Cựu, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15,000 VNĐ – 20,000VNĐ * Quán chè Mợ Tôn Đích - Địa chỉ: 3/3 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Huế, Huế - Giá tham khảo: 15,000 VNĐ – 20,000VNĐ
Huế nổi tiếng với rất nhiều những món ăn ngon. Trong đó, ốc là một món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tại đây, các bạn có thể tìm thấy những loại ốc quen thuộc với rất nhiều cách chế biến hấp dẫn phải kể đến như: Ốc hút, ốc bưu, ốc hương, ốc len, ốc móng tay, ốc đinh, trìa, vẹm xanh, hàu… Các loại ốc này được sử dụng để chế biến thành các món ăn đặc trưng của Huế, thường được kết hợp với các gia vị đặc trưng như sả, hành, tỏi, ớt, dừa... để luộc, hấp, xào hoặc nước tạo ra hương vị đậm đà, đặc trưng ốc xứ Huế.
Các quán ốc thu hút nhiều bạn trẻ mà Khám phá Huế muốn giới thiệu đó là:
* Ốc Minh Nghĩa - Địa chỉ: 253 Phan Bội Châu, Trường An, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 14:00 – 22:00 - Giá tham khảo: 20.000đ – 50.000đ
* Ốc Triều Thủy - Địa chỉ: Xóm 8, trước mặt chợ - Làng Triều Thủy, An Truyền, Phú An, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 12:00 – 20:30 - Giá tham khảo: 15.000đ – 50.000đ
* Ốc Cầu Vượt - Địa chỉ: 17 Bùi Xuân Thái, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 16:00 – 20:00 - Giá tham khảo: 15.000đ – 20.000đ
* Ốc Đảo Huế - Địa chỉ: CS1: 26 Nguyễn Quang Bích - CS2: 14 Lê Quang Đạo - Cs3: 161 Lê Huân, Thành phố Huế, Huế - Giờ mở cửa: 14:00 – 22:00 - Giá tham khảo: 20.000đ – 70.000đ